Công thức nấu sữa đậu nành Đà Lạt cực ngon

Đến với Đà Lạt, chắc hẳn đây là một thiên đường ăn uống với rất nhiều món ngon mang đậm “hương vị” Đà Lạt khiến bạn khó thể nào quên. Một trong số những món ngon Đà Lạt được yêu thích nhất chính là sữa đậu nành – thức uống thơm ngon, bổ dưỡng lại có giá rất phải chăng.

Còn gì tuyệt vời hơn khi nhâm nhi trên tay một ly sữa nóng giữa cái khí trời se lạnh về khuya của Đà Lạt? Chính vì điều đó, Đà Lạt và sữa đậu nành đã in đậm trong tâm trí của mỗi người mỗi khi nhắc đến Đà Lạt. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều người muốn tìm hiểu công thức cũng như quy trình làm sữa đậu nành ngon nhất và mang hương vị giống với “Đà Lạt”.

Bài viết hôm nay Mộng Ảo Blog chúng tôi sẽ bật mí cho bạn công thức nấu sữa đậu nành ngon nhất. Hãy cùng tham khảo ngay nhé.

1. Chuẩn bị

  • 120g đậu nành
  • 1,2 lít nước
  • 3-4 cọng là dứa
  • Máy xay sinh tố
  • Nồi nấu sữa đậu nành
  • Vải lọc

2. Cách thực hiện

Bước 1: Mua và lựa chọn hạt đậu nành


Chất lượng hạt đậu nành là yếu tố cần thiết nhất để đảm bảo chất lượng khi nấu sữa đậu nành. Đậu phải ưu tiên đậu mới, không lép và teo, đặc biệt là không bị ẩm mốc. Nếu mua trong các siêu thị hay cửa hàng thì hãy ưu tiên các loại hạt được đóng gói hút chân không, có nguồn gốc rõ ràng về xuất xứ và hạn sử dụng vì hạt đậu nành dễ bị hơi nước xâm nhập vào và làm biến chất. Nếu còn dư sau khi nấu thì bạn có thể bảo quản bằng cách để trong lọ thủy tinh hoặc nilon hàn kín.

Bước 2: Tiến hành ngâm nước và bóc vỏ đậu nành

Nếu bạn không tách vỏ và ngâm nước thì rất dễ xảy ra tình trạng bọt đậu nành không ngon và mau hỏng do vỏ đậu nành bị lẫn tạp chất và dầu. Hãy cho đậu vào chiếc nồi to, dùng vòi nước xả mạnh để bọt và các hạt mốc lép nổi lên thì cho ra ngoài.

Khi nào bọt ra hết thì bắt đầu ngâm, ngâm đậu nành càng nhiều nước càng tốt, việc này giúp nước ngâm loãng và nồng độ chua cũng sẽ giảm đi. Tuyệt đối không được ngâm bằng nước nóng, không đậy nắp và phải để nồi ngâm ở nơi khô ráo thoáng mát. Ngâm từ 6-8 tiếng nếu thời tiết nắng nóng, cứ 2-3 tiếng thay nước ngâm một lần là tốt nhất.

Bước 3: Xay đậu nành

Sau khi đã xử lý hạt đậu nành xong thì bạn hãy cho đậu nành vào máy xay sinh tố, châm từ từ 200ml nước, vừa xay vừa dừng để nước đậu nành bão hòa. Việc này giúp đậu nành được xay mịn mà không có bọt. Cho hỗn hợp đậu nành xay mịn ra một nồi to rồi cho hết lượng nước còn lại vào, khuấy đều cho đậu hòa tan.

Tiếp đó cho hỗn hợp đậu nành qua vải lọc để bỏ phần bã và giữ phần sữa đậu nành. Rồi cho sữa đậu nành thu được nấu lửa nhỏ trên bếp, khoảng 20-30 phút sau sữa đậu nành chín là có thể thưởng thức nóng.

* Lưu ý trong quá trình nấu sữa đậu nành: Lửa phải vặn thật nhỏ, thỉnh thoảng khuấy nhẹ nỗi sữa để tránh bị cháy dưới đáy nồi. Nếu sữa đậu nành khi nấu có bị sôi bùng lên và xuất hiện bọt phải bắc nồi ra ngoài, vớt sạch bọt rồi mới tiếp tục nấu. Không nên thấy sữa đậu nành sôi bùng là lấy ra và uống, việc này sẽ ảnh hưởng hệ tiêu hóa khi sữa chưa chín hoàn toàn.



Mới hơn Cũ hơn